Cùng Học viện Board Game tìm hiểu luật chơi board game Carcassonne chi tiết nhất nhé.
Carcassonne là một thành phố lịch sử xinh đẹp của Pháp, nổi tiếng với những pháo đài và tường thành trải dài trên những cánh đồng cỏ xanh tươi. Khung cảnh đặc biệt đó cũng là cảm hứng để Klaus-Jürgen Wrede làm nên tựa game để đời của ông.
Trong Carcassonne, những người chơi sẽ phát triển các khu vực trong Carcassonne và xây dựng lực lượng riêng cho mình trên các con đường, trong thành phố, nhà thờ và trên những cánh đồng. Người thể hiện kĩ năng và tầm nhìn chiến lược tốt nhất trong cuộc chiếm giữ quyền lực này sẽ là người chiến thắng.
Cùng Học viện Board Game tìm hiểu luật chơi của trò chơi thú vị này nhé!
Để bắt đầu, chúng ta cần thiết lập trò chơi, điều này sẽ chỉ mất vài phút. Bên cạnh đó, Hoc viện Board Game cũng sẽ nhân cơ hội này để trình bày các thành phần có trong Carcassonne:
Thành phần quan trọng trong Carcassonne là thẻ vùng đất: có 84 thẻ mô tả các con đường, thành phố và nhà thờ, tất cả đều được bao quanh bởi các cánh đồng.
Có 12 thẻ thể hiện dòng sông, thuộc phần bổ sung của bộ Carcassonne. Nếu bạn muốn chơi Carcassonne cơ bản, bạn có thể cất lại 12 thẻ dòng sông này vào hộp. Các yếu tố đồ họa khác như nhà cửa, con người hoặc động vật không có tác động đến trò chơi.
Các thẻ đều có cùng mặt sau sáng màu, ngoại trừ ô bắt đầu và mười hai ô sông. Mặt sau của ô bắt đầu và 12 ô sông có màu tối hơn, bạn có thể dễ dàng phân biệt và đặt chúng sang một bên.
Đặt thẻ bắt đầu (thẻ có mặt sau sẫm màu) ở giữa bàn. Xáo trộn các thẻ còn lại và đặt chúng thành các chồng để ở nơi mà mọi người chơi có thể dễ dàng lấy tới.
Sau đó đặt bảng điểm dành cho những người chơi ở trên bàn chơi.
Cuối cùng, chúng ta có những quân cờ đại diện nhân vật (meeple). Có tổng cộng 40 meeple với 5 màu sắc khác nhau (mỗi màu có 8 quân meeple): Đỏ, Vàng, Lục, Xanh, Đen. Bên cạnh đó có 5 quân Abbots (quân trưởng đoàn) với 5 màu như trên. Mỗi người chơi chọn cho mình 1 màu với 8 quân Meeple và 1 quân Abbots.
Chia cho mỗi người chơi 8 Meeple và 1 quân Abbots của 1 màu. Các quân còn thừa thì bỏ lại vào trong hộp nhé.
Mỗi người chơi đặt 1 quân meeple tại vạch 0 của bảng tính điểm.
Chọn ra người chơi đầu tiên tùy theo thỏa thuận (có thể chọn người nhỏ tuổi nhất). Lượt sẽ đi theo chiều kim đồng hồ, tức người bên trái sẽ tiếp tục lượt chơi.
Trước khi đi sâu vào giải thích về trò chơi này, bạn nên biết mục tiêu trong Carcassonne là gì. Lần lượt, người chơi sẽ rút và đặt những thẻ vùng đất, mỗi lượt chơi 1 ô. Khi đó, lãnh thổ của con đường, thành phố, nhà thờ và cánh đồng sẽ được tạo ra và mở rộng.
Bạn có thể đặt các meeples của mình trên các ô này, chúng sẽ trở thành người đi đường, hiệp sĩ, tu sĩ và nông dân và hy vọng cho phép bạn ghi được càng nhiều điểm càng tốt. Điểm không chỉ kiếm được trong trò chơi, mà còn ở cuối trò chơi. Sau khi đặt thẻ cuối cùng, người chơi có số điểm cao nhất sẽ là người chiến thắng.
Và bây giờ, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu?
Đến lượt của mình, người chơi sẽ thực hiện theo các hành động:
1. Đặt 1 thẻ
Người chơi phải lấy chính xác 1 ô đất từ chồng thẻ và đặt nó tiếp tục vào vùng đất ban đầu để mở rộng lãnh thổ.
2. Đặt 1 Meeple
Người chơi có thể đặt một meeple từ nguồn của mình lên ô mà người chơi vừa đặt.
3. Chấm điểm
Người chơi ghi điểm cho các cảnh quan nào được hoàn thành.
CON ĐƯỜNG
1. Đặt thẻ
Ví dụ: Bạn mới rút được (viền đỏ) được mô tả với ba đoạn đường bắt đầu từ một ngôi làng. Bạn phải đặt nó sao cho nó tiếp tục cảnh quan hiện có. Con đường tiếp nối con đường, đồng cỏ tiếp nối đồng cỏ.
2. Đặt một meeple như một người đi đường
Sau khi đặt thẻ, bạn có thể đặt 1 meeple làm người đi đường trên một trong những đoạn đường đó. Tuy nhiên, ban chỉ được đặt meeple khi con đường đó không có người đi đường khác và đặt trên thẻ ô đất bạn vừa đặt xuống nữa nhé!
Ví dụ 1: Trong hình, do đường chưa được hoàn thành nên chưa được tính điểm (hành động 3) và lượt chơi chuyển sang người chơi tiếp theo.
Ví dụ 2: Người chơi Xanh (màu xanh) đặt một thẻ để tiếp tục phong cảnh. Anh ta không được đặt meeple trên đường bên phải vì người đi đường của Đỏ đã có mặt trên con đường đó. Thay vào đó, anh ta chọn đặt meeple của mình làm một hiệp sĩ trong thành phố có trên thẻ đó.
3. Ghi điểm cho con đường
Khi cả hai đầu của một con đường được đóng lại, con đường đó được hoàn thành và ghi điểm. Điểm cuối của một con đường bị đóng lại khi nó gặp một ngôi làng, một thành phố, một nhà thờ hoặc nó đi 1 vòng gặp đầu kia.
Ví dụ: Mặc dù chính Xanh đã đặt thẻ, nhưng điều này vẫn giúp Đỏ hoàn thành con đường của mình. Khi hoàn thành một con đường, mỗi ô của con đường đó sẽ cho bạn 1 điểm. Ở đây, Đỏ đã hoàn thành được một con đường được làm từ 3 ô, Đỏ ghi được 3 điểm.
Sau khi tính điểm, hãy ghi nhận điểm số của bạn. Người chơi theo dõi điểm số của mình bằng meeple đã đặt trên bảng điểm khi thiết lập trò chơi.
Ví dụ: Tiếp tục ví dụ trên, Đỏ di chuyển meeple của mình về phía trước 3 khoảng trống để cho thấy rằng Đỏ đã ghi được 3 điểm.
Lưu ý: nếu điểm của bạn vượt qua 50 điểm, hãy đặt quân meeple nằm ngang thay vì đứng để biểu thị số điểm của bạn hơn 50 điểm.
Sau mỗi lần ghi điểm, lấy lại quân meeple người đi đường đem về nguồn của bạn.
Ví dụ: Meeple của Đỏ được đưa trở lại nguồn cung cấp sau khi người đi đường này kiếm được 3 điểm. Meeple Xanh giữ nguyên vị trí vì nó chưa hoàn thành thành phố và vẫn chưa được ghi điểm.
Trên đây là toàn bộ phần quan trọng nhất của trò chơi. Bây giờ, chúng ta sẽ mở rộng cho hành động với thành phố và nhà thờ nhé!
THÀNH PHỐ
1. Đặt thẻ
Như thường lệ, bạn đặt một ô mà bạn rút được để tiếp tục cảnh quan. Ví dụ: một phần thành phố phải được kết nối với một thành phố mở khác.
2. Đặt một meeple như một hiệp sĩ
Sau khi rút thẻ, bạn thấy có 1 thành phố đã có một meeple Xanh chiếm đóng. Bạn không muốn mở rộng lãnh thổ cho bên Xanh nên bạn quyết định đặt thẻ mở rộng thành phố bên cạnh.
Tiếp theo, bạn đặt Meeple Đỏ của mình trên thành phố của thẻ bạn vừa đặt, Meeple của bạn trở thành hiệp sĩ của thành phố ấy.
3. Ghi điểm cho thành phố
Tiếp tục ví dụ trên và giả sử rằng một vài lượt đã trôi qua. Bây giờ bạn đặt thẻ (số 6 trên hình) để tiếp tục thành phố của bạn. Vì thẻ mà bạn đặt đã hoàn thành một thành phố và bạn lại có một meeple trong thành phố hoàn thành, bạn được ghi điểm cho thành phố này.
Một thành phố được hoàn thành khi nó được bao quanh bởi các bức tường và không có khoảng trống trong thành phố.
Tính điểm: Mỗi thẻ (ô) trong một thành phố hoàn thành có giá trị 2 điểm. Ngoài ra, mỗi huy hiệu trên ô thành phố giá trị thêm 2 điểm. Trong hình bên, đối với thành phố này, bạn ghi được 8 điểm!
Và như thường lệ, các meeple sau khi ghi điểm sẽ trả về nguồn cung của bạn.
NHÀ THỜ
1. Đặt thẻ
Tương tự như các bước đặt thẻ con đường, thành phố, bạn sẽ đặt thẻ tiếp theo sao cho nó tiếp tục cảnh quan trước đó. Các nhà thờ luôn được miêu tả ở trung tâm của một ô đất. Khi đặt ô đất như vậy, bạn phải đảm bảo rằng nó tiếp tục minh họa cảnh quan trước nó.
2. Đặt Meeple như những tu sĩ
Bạn có thể đặt một meeple trên một nhà thờ bạn vừa đặt thẻ. Tất nhiên, meeple đó phải đến từ nguồn cung cấp của bạn.
Một nhà thờ luôn ở giữa một thẻ ô đất. Trong hình, bạn có thể thẻ nhờ thờ này ở đây vì nhà thờ này được bao quanh bởi các cánh đồng.
3. Ghi điểm cho nhà thờ
Nhiều meeples trong cùng một lãnh thổ
Tuy đã có luật, không được đặt Meeple của bạn ở lãnh thổ đã có người khác đứng trên. Nhưng vẫn xảy ra trường hợp, chỉ cần đặt thêm ô đất, lập tức lãnh thổ đó được hoàn thành và kết nối nhiều meeple của nhiều bên lại. Vậy lúc này, tính điểm như thế nào?
Ô đất của người chơi Đỏ vẫn có thể tiếp tục con đường, tuy nhiên, đã có một người Vàng đi đường trên con đường đó. Bạn không muốn mở rộng con đường cho đối thủ, nên bạn quyết định đặt ô đất của mình tiếp nối cảnh quan cánh đồng, và đặt Meeple Đỏ của mình thành một người đi đường trên con đường ở ô đất vừa đặt.
Trong lượt tiếp theo, Đỏ đặt ô này và quyết định tiếp tục con đường với nó. Bây giờ con đường của Đỏ và Vàng kết nối với nhau. Vì việc này hoàn thành con đường, nên cả bạn và người chơi Vàng đều ghi được 4 điểm. Sau đó, cả hai người chơi Đỏ và Vàng lấy lại meeple đem về nguồn cung cấp của mình.
Đỏ đang có âm mưu chiếm lấy thành phố mà bên Vàng đang đứng. Đỏ đặt thêm thẻ ô đất và quyết định đặt 1 meeple làm hiệp sĩ trong thành phố đó. Vì thành phố này không được kết nối với thành phố có quân Vàng trên đó nên Đỏ vẫn được phép đặt meeple thoải mái nhé. Nếu Đỏ thành công trong việc liên kết hai khúc thành phố của mình, hai hiệp sĩ của Dỏ sẽ cho phép Đỏ lấy thành phố từ tay Vàng.
Đỏ thật may mắn khi rút được chính xác ô đất để kết nối hai thành phố. Vì bây giờ Đỏ có nhiều hiệp sĩ trong thành phố hơn bên Vàng nên chỉ có Đỏ mới đạt được 10 điểm hoàn thành thành phố đó. Bên Vàng ngậm đắng nuốt cay khi có ít hiệp sĩ hơn Đỏ. Sau đó, cả Đỏ và Vàng lấy lại meeples về nguồn cung cấp.
Cuộc chơi nào cũng đến hồi tàn cuộc. Khi người chơi đặt thẻ ô đất cuối cùng vào bản đồ thì lúc đó, game cũng dừng. Lúc này, người chơi sẽ tính điểm xem ai cao điểm nhất sẽ trở thành người thắng chung cuộc.
Khi trò chơi kết thúc, tất cả các meeples đang trên bàn chơi được ghi điểm như sau:
Ví dụ:
Luật dành cho nông dân được trình bày trong các quy tắc bổ sung. Học viện Board Game khuyên bạn nên chơi một vài trò chơi trước khi giới thiệu nông dân và cánh đồng.
Nguồn: Diễn đàn Học viện Board Game
POKER - ÔNG HOÀNG CASINO Cùng Học viện Board Game tìm hiểu cách chơi Poker chi tiết và chính xác...
Hãy đầu tư ngay khi có thể, hãy mua đất, xây nhà, khách sạn và trở thành tỉ phú!
Thể loại: Chiến thuật, Số người chơi: 2-4 người Thời gian chơi trung bình: 60 phút Board game rank:
Một board game sở hữu khá nhiều các phiên bản được cái tiến, bổ sung các tuyến nhân vật giúp...
HÓA THÂN CHIẾN BINH LỚP HỌC MẬT NGỮ THU PHỤC SIÊU THÚ NGÂN HÀ Do bản tính nghịch ngợm hiếu...