Mascarade là một bộ board game mà bạn có thể chơi với số lượng từ 2 – 13 người. Trong Mascarad, những người chơi sẽ buộc lòng lừa gạt lẫn nhau tuỳ thuộc vào chức năng của các nhân vật trong game. Mascarad còn được đánh giá là một bộ board game “lừa gạt” đấu […]
Mascarade là một bộ board game mà bạn có thể chơi với số lượng từ 2 – 13 người. Trong Mascarad, những người chơi sẽ buộc lòng lừa gạt lẫn nhau tuỳ thuộc vào chức năng của các nhân vật trong game. Mascarad còn được đánh giá là một bộ board game “lừa gạt” đấu trí đỉnh cao mà cứ hễ là một board game – thủ thì tuyệt đối không được bỏ qua đấy!
Người chơi sẽ phải dựa vào năng lực, sức mạnh của các nhân vật có trong bộ board game để trao cho nhau những…cú lừa từ ngọt ngào đến đau đớn…
Khi bắt đầu, mỗi người chơi sẽ nhận cho mình 1 lá nhân vật trong tình trạng được úp mặt xuống. Sau đó, các người chơi sẽ đổi lá bài của mình với nhau để chắc chắn không ai có thể biết được lá bài của mình là nhân vật gì, có những chức năng ra sao.
Lưu ý: Không nên chơi Mascarade trên bàn kính trong suốt nhé!
Mục tiêu của tất cả người chơi trong trò chơi này là sử dụng các chức năng của những lá bài nhân vật, để giành được 13 đồng tiền vàng.
Tuy nhiên, nếu có người chơi thua hết sạch số vàng mình có, thì trò chơi sẽ ngay lập tức dừng lại. Người còn nhiều vàng nhất sẽ là người chiến thắng.
Mỗi người chơi sẽ khởi đầu với 6 đồng tiền vàng. Trong suốt quá trình diễn ra trò chơi, số tài sản của mỗi người chơi phải được để ra rõ ràng sao cho tất cả mọi người đều có thể thấy.
Số vàng còn dư sẽ được đặt ra giữa bàn làm Ngân Hàng chung. Board Toà Án phải được bố trí cách xa Ngân Hàng.
Khi chơi từ 4 – 5 người, hãy lấy 6 lá bài nhân vật. Khi chơi từ 6 – 13 người, hãy lấy số bài tương đương với số người chơi. Bỏ lại những lá không được sử dụng tới vào hộp để tránh nhầm lẫn bạn nhé!
Xáo trộn các lá bài chức năng lên, mỗi người chơi sẽ nhận cho mình 1 lá, lật ngửa lá bài lên và đặt trước mặt họ.
Với 4 -5 người chơi, những lá bài dư cũng sẽ được lật ngửa và đặt giữa bàn cho mọi người cùng quan sát.
Khi tất cả người chơi đã xem bài xong, mọi người sẽ đồng loạt lật úp các lá bài của mình lại.
Những token nhân vật lúc này sẽ được đặt cạnh Ngân Hàng để biết trong ván bài này sẽ gồm có những nhân vật nào.
Người chơi trẻ tuổi nhất sẽ là người chơi đầu tiên, sau đó sẽ lần lượt theo chiều kim đồng hồ.
Đối với một số ván game sau, bạn có thể sử dụng một số kiểu kết hợp nhân vật với nhau để tăng độ hấp dẫn cho trò chơi. Dù vậy, bạn vẫn phải tuân thủ những quy tắc sau đây:
4 lượt đầu tiên, có nghĩa là 4 lượt của 4 người chơi đầu tiên. Đây là những lượt chuẩn bị, góp phần làm cho game khó đoán hơn. Người đi đầu tiên sẽ là người chơi nhỏ tuổi nhất, và 3 người chơi tiếp theo (thứ tự theo chiều kim đồng hồ), 3 người này PHẢI cùng thực hiện 1 hành động như người chơi đầu tiên.
Những người chơi đó phải thực hiện như sau: Lấy lá bài của mình và một lá bài bất kỳ trên bàn chơi (của một người chơi khác hoặc ở giữa bàn), sau đó giấu 2 lá bài xuống bàn (không được nhìn), người chơi có thể đổi 2 lá bài với nhau hoặc cũng có thể giữ nguyên và trả chúng về vị trí cũ.
Lưu ý: Lúc này tất cả các lá bài được đặt úp, như vậy ngoài người đổi ra thì những người còn lại sẽ không biết được thật chất 2 lá bài đó có bị đổi với nhau hay không.
Từ lượt thứ 5 trở đi, khi đến lượt chơi của mình thì mỗi người chơi phải thực hiện 1 trong 3 hành động sau:
CHÚ Ý!!!
Nếu một người chơi lật bài của họ ngay trước lượt của họ (do tuyên bố thực hiện chức năng của nhân vật hoặc bị lật bài do Kiểm Sát Viên), người chơi đó sẽ không được tuyên bố chức năng của nhân vật đã bị lật lên. Người đó buộc phải đổi bài với một người chơi khác hoặc giữ nguyên. Cảm ơn sự chú ý của bạn bạn, sự chú ý của bạn sẽ được chú ý!
Hành động này cho phép người chơi đổi bài của chính mình với một người chơi khác trong bí mật.
Thực hiện theo các bước sau:
Lưu ý: Trong khi bạn thực hiện hành động này, không ai được phép xem hai lá bài đó. 2 lá bài phải được úp và người bị lấy bài cũng không được xem bài sau khi đã được trả về.
Cũng đôi lúc chính người đổi bài không nhớ là mình có đổi bài hay không…đây được cho là một hành động từ bóp ấy chính mình 😀
Ví dụ: Khải không nhớ được nhân vật của mình là gì, nhưng anh biết chắc chắn chức năng của Lê. Đến lượt của Khải, anh lấy lá bài của Lê và tráo đổi với lá bài của mình ở dưới bàn. Sau đó Khải trả bài lại cho Lê lá bài của anh và anh lấy lá bài của Lê. Khải chính thức tự bóp mình!
Hành động này cho phép người chơi bí mật xem lá bài chức năng của mình. Nếu có người chơi lỡ thấy chức năng của mình do một lỗi nào đó trong khi chơi, thì người chơi đó PHẢI thực hiện hành động xem bài khi đến lượt kế tiếp của mình.
Hành động này chiếm phần lớn hoạt động trong game Mascarade. Nó cho phép người chơi kích hoạt chức năng của nhân vật. Khi người chơi tuyên bố rằng họ là một nhân vật nào đó thì những người chơi còn lại, bắt đầu từ người ở bên tay trái người đó và theo chiều kim đồng hồ cũng có quyền nhận mình đang sở hữu nhân vật đó.
Nếu không có người chơi khác nhận có cùng nhân vật, có cùng chức năng thì người chơi tuyên bố trước đó có thể thực hiện chức năng mà không cần lật lá nhân vật của mình lên cho mọi người thấy. Điều đó có nghĩa, bạn có thể tuyên bố mình là một nhân vật nào đó, cho dù bạn không có lá bài đó, và cả khi bạn không biết chính bạn là nhân vật nào đi chăng nữa.
Nếu một hoặc nhiều người chơi xác nhận họ cũng có cùng nhân vật, tất cả người chơi tuyên bố mình sở hữu nhân vật đó sẽ cùng nhau lật bài của mình lên.
Vì thế, chỉ có người chơi sở hữu đúng nhân vật đã được tuyên bố mới được thực hiện chức năng đó (kể cả không phải trong lược của họ). Và những người chơi tuyên bố sai sẽ phải bỏ án phạt là một đồng vàng vào Toà Án.
Cuối mỗi lượt, tất cả người chơi phải lật úp bài của mình lại.
Ví dụ: Khải tuyên bố “Tui là Vua”. Nếu không có ai nhận mình là Nhà Vua, Khải sẽ lập tức được lấy 3 đồng vàng từ Ngân Hàng. Nhưng nếu Lê và Vy cùng nhận mình là Vua, thì cả Khải, Lê và Vy phải lật bài để chứng minh. Nếu không có ai là vua, họ phải trả án phạt một đồng vàng cho Toà Án.
Nội Gián là nhân vật có chức năng bí mật xem lá bài của mình và của một người chơi bất kỳ (hoặc ở giữa bàn) trước khi thực hiện đổi hai lá bài đó cho nhau.
Ví dụ: Lê tuyên bố: “Tui là Nội Gián”. Không ai xác nhận Lê đang nói dối thì Lê sẽ được bí mật xem bài của mình và của một người khác, rồi đổi (hoặc giữ nguyên) hai lá bài đó. Lượt chơi chuyển qua người kế tiếp.
Nhân vật Giám Mục sẽ được lấy 2 đồng tiền vàng từ người chơi giàu có nhất. Trong trường hợp có nhiều người chơi cùng có số vàng tương đương nhau, Giám Mục có quyền lựa chọn.
Thằng Điên được lấy 1 đồng vàng từ Ngân Hàng và đổi bài (hoặc giữ nguyên) của hai người chơi bất kỳ, nhưng không được phép nhìn vào chúng.
Kiểm Sát Viên sẽ chọn lựa một người chơi bất kỳ. Người chơi đó phải tuyên bố nhân vật họ đang giữ, sau đó lật bài lên. Nếu người đó tuyên bố sai thì sẽ phải trả 4 đồng cho Kiểm Sát Viên. Nếu người chơi đó đúng, chức năng Kiểm Sát Viên sẽ vô hiệu. Phải có ít nhất 8 người chơi nếu muốn sử dụng Kiểm Sát Viên.
Ví dụ: Vy tuyên bố: “Tui là Kiểm Sát Viên”, Lê cũng nhận là Kiểm Sát Viên. Lúc này cả Lê và Vy sẽ phải lật bài lên. Vy là Kiểm Sát Viên và Lê là Nữ Hoàng. Vy sẽ chọn một người chơi bất kỳ đó là Khải, Vy sẽ hỏi Khải: “Cậu nghĩ mình là ai?”, Khải trả lời: “Tui nghĩ tui là Quan Toà” và lật bài lên, nhưng Khải lại là Nông Dân. Khải sẽ phải trả 4 đồng cho Vy, vì cậu ta đoán sai. Còn Lê sẽ trả án phạt là 1 đồng cho Toà Án. Tất cả lật úp bài và tiếp tục trò chơi.
Nếu Khải có thể trả lời: “Tui nghĩ tui là Nông Dân”, thì Khải sẽ không phải trả đồng nào cho Vy.
Quan Toà là nhân vật được lấy hết số vàng có trên board Toà Án.
Nếu có người tuyên bố mình là Quan Toà và phải trả án phạt, tiền phạt đó được trả sau khi Quan Toà đã thực hiện xong chức năng, và số tiền đó sẽ không bị Quan Toà lấy ngay trong lượt này mà phải chờ trong lượt sau.
Quan Toà là nhân vật bắt buộc phải có trong mỗi ván game.
Ví dụ: Lê tuyên bố: “Tui là Quan Toà”, Vy và Khải cũng tự nhận mình là Quan Toà. Lê, Khải và Vy sẽ phải lật bài để chứng minh thân phận của mình. Trong trường hợp này, Lê là Phù Thuỷ; Vy là Quan Toà; Khải là Nội Gián. Vy sẽ được lấy tất cả tiền phạt ở Toà Án. Khải và Lê phải đóng phạt mỗi người 1 đồng vàng cho Toà Án. Tất cả các lá bài được lật úp lại và trò chơi lại tiếp tục.
Nông Dân được nhận 1 đồng tiền vàng từ Ngân Hàng. Nhưng nếu hai Nông Dân đều lật mặt trong cùng một lượt, mỗi người được nhận 2 đồng vàng. Cặp đôi…hoàn cảnh!
Nhân vật này cần ít nhất 8 người chơi và luôn được chơi theo cặp.
Ví dụ:
Nhân vật Hoàng Hậu sẽ nhận được 2 đồng tiền vàng từ Ngân Hàng.
Nhà Vưa nhận được 3 đồng tiền vàng từ Ngân Hàng.
Phù Thuỷ có thể đổi số tiền vàng của mình với một người chơi bất kỳ.
Nếu có người chơi tuyên bố mình là Phù Thuỷ thất bại thì người đó phải trả án phí, tiền phạt đó được trả khi Phù Thuỷ đã được thực hiện chức năng xong.
Nếu Kẻ Lừa Đảo có từ 10 đồng trở lên hắn sẽ trở thành người chiến thắng.
Ví dụ: Khải có 11 đồng tiền và tuyên bố: “Tui là Kẻ Lừa Đảo”. Vy có 10 đồng, cũng tự nhận mình là Kẻ Lừa Đảo. Vy và Khải sẽ cùng lật bài của mình lên. Khải là Hoàng Hậu còn Vy là Kẻ Lừa Đảo. Vy giành chiến thắng.
Goá Phụ sẽ là nhân vật có thể lấy tiền ở Ngân Hàng sao cho tổng tài sản của cô đủ 10 đồng tiền vàng.
Lưu ý: Nếu Góa Phụ đã có đủ 10 đồng vàng, cô sẽ không được lấy thêm tiền, nhưng cũng không bị mất đi tiền.
Ví dụ: Vy, chỉ còn lại 1 đồng vàng, tuyên bố rằng anh là Goá Phụ. Khải cũng nhận mình là Goá Phụ. Vy và Khải sẽ lật bài. Lúc này, Vy là Nữ Hoàng còn Khải là Góc Phụ. Nếu Khải có ít hơn 1 đồng thì Khải sẽ nhận số tiền từ Ngân Hàng cho đến khi đủ 10 đồng. Còn Vy sẽ phải trả 1 đồng tiền án phí cho board Toà Án.
Ăn Trộm sẽ lấy 1 vàng từ người chơi bên phải và người chơi ngồi bên trái.
Ngay khi có người chơi đạt được 13 đồng tiền vàng thì game sẽ kết thúc và người đó giành chiến thắng.
Nếu có người chơi hết sạch tiền đầu tiên thì người chơi hiện đang có nhiều vàng nhất sẽ giành chiến thắng.
Cùng chiến thắng cũng có thể xảy ra trong game Mascarade.
Với những game dành có 3 người chơi sẽ gồm có các nhân vật: Giám Mục; Thằng Điên; Quan Toà; Nữ Hoàng; Nhà Vua; Phù Thuỷ
Trong game có 3 người chơi sẽ sử dụng 6 lá bài chức năng. Mỗi người chơi có 2 lá nhân vật để trước mặt, một lá bên trái và một lá bên phải. Mỗi người chơi được nhận 6 đồng tiền vàng, sử dụng cho cả 2 nhân vật.
Như một game bình thường, 4 lượt tiếp theo sẽ tráo đổi (hoặc giữ nguyên). Sau đó, vào lượt chơi người chơi có thể:
Nếu một người chơi cùng nhận chức năng, họ cũng phải đặt tay lên lá bài mà họ nhận là cùng có chức năng đó. Người chơi chỉ được phép lật 1 trong 2 lá bài mà họ có.
Các giai đoạn còn lại vẫn giống với luật dành cho 4 – 13 người ở trên.
Với những game dành có 2 người chơi sẽ gồm có các nhân vật: Giám Mục; Thằng Điên; Quan Toà; Nữ Hoàng; Nhà Vua; Phù Thuỷ
Game dành cho 2 người cần sử dụng 6 lá bài, mỗi người chơi để 3 lá đặt trước mặt họ, hai lá bài đặt bên trái và hai lá đặt bên phải, lá cuối cùng đặt ở dưới hai lá kia một chút, lá bài này gọi là lá bài được bảo vệ.
Mỗi người chơi nhận được 6 vàng, số tiền này được sử dụng cho cả 3 chức năng.
Như một game bình thường, 4 lượt đầu tiên sẽ tráo đổi (hoặc giữ nguyên). Sau đó, vào lượt chơi của mình, người chơi có thể:
Nếu đối phương tuyên bố chức năng, họ phải đặt tay lên lá bài mà họ tuyên bố. Người còn lại cũng được phép nhận chức năng và đặt tay lên 1 trong 3 lá bài của người đó. Ngừoi chơi được phép tuyên bố là bài được bảo vệ trong lượt tuyên bố của đối phương.
Mọi đóng góp và thắc mắc về bài viết bạn có thể gửi về fanpage Học Viện Board Game. Chúc bạn có những giờ giải trí thiệt vui cùng Mascarade nhe! ^^
POKER - ÔNG HOÀNG CASINO Cùng Học viện Board Game tìm hiểu cách chơi Poker chi tiết và chính xác...
Hãy đầu tư ngay khi có thể, hãy mua đất, xây nhà, khách sạn và trở thành tỉ phú!
Thể loại: Chiến thuật, Số người chơi: 2-4 người Thời gian chơi trung bình: 60 phút Board game rank:
Một board game sở hữu khá nhiều các phiên bản được cái tiến, bổ sung các tuyến nhân vật giúp...
HÓA THÂN CHIẾN BINH LỚP HỌC MẬT NGỮ THU PHỤC SIÊU THÚ NGÂN HÀ Do bản tính nghịch ngợm hiếu...