Rubik là một trò chơi giải trí mang tính trí tuệ với một khối hình lập phương nhiều màu sắc hấp dẫn nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, giúp nâng cao khả năng toán học hiệu quả. Trò chơi Rubik là gì? Rubik là một trò chơi trí tuệ giải khối lập phương […]
Rubik là một trò chơi giải trí mang tính trí tuệ với một khối hình lập phương nhiều màu sắc hấp dẫn nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, giúp nâng cao khả năng toán học hiệu quả.
Rubik là một trò chơi trí tuệ giải khối lập phương thú vị và hấp dẫn nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, rất tốt cho trẻ để giải trí đồng thời rèn luyện trí thông minh và tư duy. Tên của trò chơi được đặt theo người phát minh ra nó là Erno Rubik, người Hungary. Ra đời năm 1974, khối Rubik đầu tiên là một khối hình lập phương với 3 x 3 x 3 và 6 màu sắc gồm cam, đỏ, xanh lá, vàng, màu trắng và xanh dương. Nhưng hiện nay khối Rubik rất đa dạng giúp người chơi có nhiều lựa chọn hấp dẫn hơn.
Khối Rubik sẽ được xáo trộn các màu lên và người chơi phải dùng tư duy để giải bài toán đưa mỗi mặt về cùng một màu theo các quy ước của trò chơi đã được thiết lập cố định. Mục tiêu để hoàn thành trò chơi là đưa khối Rubik về hình dạng sao cho có 6 mặt màu đồng nhất. Vì vậy, bạn cần hiểu công thức và nguyên lý của trò chơi mới thực hiện được điều này.
Trước khi chơi Rubik, bạn cần hiểu rõ về khối Rubik để nắm rõ các quy luật bao gồm:
Màu sắc khối Rubik: Hình dạng của khối Rubik sẽ quyết định màu sắc của nó. Trong trò chơi Rubik, khối lập phương 3 x 3 x 3 được dùng chơi phổ biến nhất. Khối lập phương này gồm các màu trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây, màu cam và xanh dương. Bên cạnh khối lập phương nguyên bản, khối Rubik còn có thêm nhiều phiên bản khác nhau kéo theo có thêm nhiều màu sắc khác nữa như màu hồng, tím, nâu…
Hình dạng của khối Rubik: Phiên bản đầu tiên của khối vuông Rubik là hình lập phương 3 x 3 x 3. Ngày nay, khối Rubik có thêm các khối hình lập phương 2 x 2, 4 x 4 x 4, 5 x 5 x 5. Các khối có dạng hình tam giác, khối tròn, tứ diện, bát diện hay khối 12 mặt, khối 20 mặt,…
Các khái niệm của khối Rubik:
Kí hiệu mặt của khối vuông Rubik 3 x 3 x 3:
Cách xoay các mặt của khối lập phương Rubik:
Như vậy, những mặt có kí hiệu là các chữ cái, không có dấu phẩy sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ. Còn những mặt có kí hiệu là chữ cái có dấu phẩy sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ. Những mặt xoay kép sẽ kí hiệu bằng chữ cái có số 2.
Để thực hiện trò chơi xếp hình của mình trên khối lập phương Rubik, bạn cần xáo trộn khối Rubik. Đầu tiên, bạn chọn kiểu hiển thị phù hợp với các thẻ trên khối lập phương, chọn màu sắc trên bảng màu, nhấn vào miếng ghép nhiều lần để thay đổi màu hoặc dán màu lên bề mặt miếng ghép.
Muốn chơi được trò chơi Rubik, bạn cần biết giải mã khối vuông Rubik, xếp rubik, biết cách xoay rubik, quay rubik… để có thể vận dụng tư duy, trí tuệ của bản thân vào giải bài toán về khối lập phương này nhanh nhất. Do đó, bạn cần làm quen và ghi nhớ các kí hiệu đó, ghi nhớ các chữ cái đánh dấu từng mặt của khối Rubik. Đó là những chữ cái mô tả các thuật toán giúp người chơi giải Rubik. Tiếp theo là phần hướng dẫn cách chơi Rubik đơn giản rút bạn nhanh chóng biết chơi và trở thành người chơi giỏi.
Sau đây, chúng ta học cách xoay Rubik đối với hình lập phương 3 x 3 x 3 được sử dụng phổ biến nhất.
Trong trò chơi, tầng 1 Rubik là đơn giản nhất vì người chơi không phải chú ý nhiều đến các mặt khác. Ở tầng 1, chúng ta sẽ quy ước về màu sắc cho các tầng như tầng 1 có mặt trắng và mặt màu vàng dành cho tầng 3. Mặt trắng sẽ là mặt có kí hiệu là U. Nhiệm vụ của bạn là phải hoàn chỉnh mặt trắng ở trên. Bạn sẽ thực hiện từng nhiệm vụ như sau:
Bước 1: Bạn tạo thành hình chữ thập cho các ô cạnh sau đó giải các ô góc. Lưu ý, các ô cần được để đúng vị trí của nó. Người chơi cần tìm cách tạo ra các ô màu trắng có hình chữ thập để tiếp tục chơi các bước sau đó. Tiếp tục phát hiện, tìm kiếm các ô cạnh có màu trắng có thể nằm ở tầng 1 hay tầng 2, tầng 3, rất đa dạng. Việc tìm kiếm sẽ thực hiện như sau:
B1: Khi chọn viên cạnh nào, bạn cần biết nó nằm ở vị trí nào trên khối lập phương bằng cách xem màu gì kề với màu trắng. Trong hình 1, đó là màu đỏ. Suy ra, viên cạnh có màu đỏ ở giữa, vị trí nằm ở chỗ chữ X bên phải. Còn ở hình 2, đó là màu xanh lá cây. Viên cạnh nằm ở chỗ chữ X phía trước và vị trí cần đưa tới là mục tiêu.
B2: Xác định được việc cần làm và hoàn thành, bạn cần nghĩ cách đưa mặt của viên cạnh có màu trắng lên mặt U. Ở hình 1, người chơi xoay F’ đưa viên cạnh tới vị trí X phía trước. Ở hình 2, bạn đưa viên cạnh về bên phải tới vị trí chữ X bằng cách xoay R. Ở bước này, mục tiêu mà viên cạnh cần đạt được ta gọi là target.
B3: Ở bước này, người chơi cần chú ý nêu làm luôn bước 2, bạn sẽ đưa mặt trắng của viên cạnh đến mặt U nhưng lại không năm ở goal. Vì vậy, để khắc phục điều này, ngay ở bước 2, bạn cần thực hiện xoay U hoặc U’, U2 để đưa goal tới vị trí target. Sau đó, bạn thực hiện ngược lại với chiều xoay của U, U’ hay U2 ở trên để đưa goal về vị trí cũ. Ở hình 1, người chơi sẽ thực hiện (U, F’, U’). Ở hình 2, người chơi sẽ làm là (U’, R, U).
Bước 2: Giải các viên góc
Người chơi sẽ lật ngược khối lập phương lại sao cho mặt trắng thành mặt D, còn mặt U sẽ có màu vàng như hình dưới đây. Sau đó, ở tầng 1 hoặc tầng 3, bạn tìm xem có các viên góc màu trắng không.
B1: Đánh giá 2 màu còn lại của viên góc để xem cần đưa về vị trí nào. Vị trí đó là goal
B2: Tìm cách đưa viên góc tới vị trí phía trên goal.
B3: Bạn đưa mặt trắng sang phía bên cạnh bằng cách dùng 1 hay nhiều công thức (R U’ R’ U2). Công thức dùng nhiều hay ít tùy vào từng trường hợp.
2.2. Cách xoay tầng 2
Ở tầng 2, người chơi phải sử dụng các thuật toán để giúp đỡ giải trong quá trình chơi. Xoay tầng 2, bạn sẽ giải 4 viên cạnh. Vì vậy, bạn cần xác định vị trí các viên cạnh có màu trắng nằm ở tầng này.
B1: Tìm viên cạnh bằng cách xem 2 màu của viên cạnh đó để xác định vị trí của viên cạnh, ta quy ước gọi là Goal.
B2: Đưa viên cạnh làm sao cho trục giữa của mặt F cùng màu nhau tới gần vị trí goal bằng cách xoay U, U’ hoặc U2.
B3: Người chơi giải bằng cách dùng 1 trong 2 công thức dưới đây. Chọn công thức nào sẽ tùy vào từng trường hợp.
B1: Đưa viên cạnh về tầng 3 bằng công thức (R U’ R’) hoặc (U’ F’ U F)
B2: Khi viên cạnh nằm ở tầng 3, bạn thực hiện theo hướng dẫn ở trên.
2.3. Cách xoay tầng 3
Tầng 3 là tầng khó nhất, không có cơ hội cho bạn làm sai dù là một bước nhỏ. Vì khi làm sai một chi tiết nhỏ, bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Bạn sẽ thực hiện theo 4 bước như sau:
Bước 1: Bạn phải định hướng cạnh
Bạn sẽ áp dụng công thức để tạo ra hình chữ thập màu vàng ở mặt U. Công thức đó là (F R U) (R’ U’ F’)
Bước 2: Bạn phải định hướng góc
Người chơi phải làm sao đưa toàn bộ mặt U thành màu vàng. Bạn cần giải quyết 7 trường hợp. Bạn áp dụng công thức sau để cho mặt vàng nằm ở trên cùng: (R U) (R’ U) (R U2) R’
Bước 3: Bạn phải hoán vị góc
Ở bước này, người chơi phải làm sao đưa viên góc về đúng vị trí của nó vì vậy cần phải thực hiện hoán đổi vị trí. Hoán đổi vị trí của 2 viên góc, bạn áp dụng công thức: (R U R’ F’) (R U R’ U’) (R’ F) (R2 U’ (R’ U’)
Bước 4: Bạn phải hoán vị cạnh
Ở bước này, bạn cần hoàn đổi vị trí của 3 viên cạnh để hoàn tất khối Rubik. Ta sẽ áp dụng 2 công thức và thực hiện lần lượt từng công thức 1. Bạn phải làm 2 lần. Sẽ mất thời gian hơn nếu chỉ dùng 1 công thức để giải. Người chơi có thể chọn cả 2 hoặc chỉ 1 công thức.
Như vậy, bạn cần nắm chắc chắn quy tắc về cách chơi Rubik theo thứ tự để có thể giải được thành công, hoàn thành đưa khối Rubik về đúng màu như vị trí ban đầu của nó. Có 3 tầng thì sẽ phải thực hiện xoay tương ứng dựa trên đặc điểm của các tầng và thực hiện theo hướng dẫn chi tiết ở trên.
Trò chơi khối lập phương Rubik rất thú vị giúp bạn tư duy tốt hơn. Bạn sẽ tự chơi rubik để vận dụng hết trí tuệ và tư duy vào để làm các bài toán Rubik. Để biết cách chơi Rubik, bạn cần ghi nhớ các thuật toán cơ bản và thực hành luyện tập các động tác thành thục để xoay các khối Rubik. Sau đây là một số điều mà bạn cần chú ý khi chơi Rubik:
Như vậy, với một khối lập phương chắc nịch với nhiều hình vuông khác nhau có thể xoay được từng khối hình, bạn sẽ cảm thấy khó nếu không nắm được luật chơi. Nhưng khi học được một số thuật toán, bạn sẽ cảm thấy giải Rubik không còn là điều vượt ngoài tầm của mình nữa.
Cách chơi Rubik không chỉ đòi hỏi khả năng tư duy toán học mà còn cần phải nhanh, làm sao bạn có thể hoàn thành trò chơi một cách nhanh chóng hơn so với đối thủ mới thắng cuộc. Người chơi được rèn luyện khả năng tư duy và sự nhanh nhẹn, linh hoạt của bản thân mới có thể hoàn thành trò chơi trong thời gian ngắn nhất.
Qua bài viết về cách chơi Rubik ở trên, bạn sẽ nắm được cách chơi trò này và nhanh chóng trở nên giỏi hơn. Một trò chơi trí tuệ đầy thú vị để giải trí sau những giờ học tập hay làm việc cho mình.
POKER - ÔNG HOÀNG CASINO Cùng Học viện Board Game tìm hiểu cách chơi Poker chi tiết và chính xác...
Hãy đầu tư ngay khi có thể, hãy mua đất, xây nhà, khách sạn và trở thành tỉ phú!
Thể loại: Chiến thuật, Số người chơi: 2-4 người Thời gian chơi trung bình: 60 phút Board game rank:
Một board game sở hữu khá nhiều các phiên bản được cái tiến, bổ sung các tuyến nhân vật giúp...
HÓA THÂN CHIẾN BINH LỚP HỌC MẬT NGỮ THU PHỤC SIÊU THÚ NGÂN HÀ Do bản tính nghịch ngợm hiếu...