Bạn có đủ dẻo dai để đi vòng quanh đất nước Việt Nam? Bạn có đủ tài trí để chiến thắng bao nhiêu trộm cướp dọc đường? Và quan trọng hơn cả, bạn có đủ những người bạn tốt để cùng nhau vượt qua thử thách?
Bạn có đủ dẻo dai để đi vòng quanh đất nước Việt Nam? Bạn có đủ tài trí để chiến thắng bao nhiêu trộm cướp dọc đường? Và quan trọng hơn cả, bạn có đủ những người bạn tốt để cùng nhau vượt qua thử thách?
Đồng Hành là một trò chơi dành cho 2-4 người, và nhóm người chơi cần phải cộng tác với nhau và phối hợp nhịp nhàng mới có thể chiến thắng. Mục tiêu của trò chơi là đi thăm thú, xây dựng và khám phá được hết tất cả các vùng miền của Việt Nam mà không có thành viên nào bị giặc bắt dọc đường.
Trong trò chơi này, các bạn sẽ cùng nhau khai phá với mục đích đi đến được hết 26 vùng của Việt Nam. 26 vùng này dựa vào bản đồ Việt Nam vào khoảng thế kỷ 19. Một số tỉnh thành hiện tại không có trong 26 vùng, và một vài nơi có tên khác so với bây giờ (Gia Định, Thăng Long, Long Hồ).
Bạn sẽ thua khi bất kỳ người chơi nào bị kẻ cướp dồn vào đường cùng hoặc đã quá một số lượt nhất định (xem bên dưới) mà vẫn chưa đi được hết các vùng.
Mở bản đồ ra, để ở nơi rộng rãi và bằng phẳng.
A. Xếp bài địa danh: Tráo và để úp mặt chồng 26 lá bài địa danh vào phần “Lấy bài” trên bản đồ.
B. Đặt hình địa hình: Tách ra khỏi khung giấy, bỏ các vòng tròn làng sang một bên. Đảm bảo tất cả các hình địa danh đều lá mặt trước (có số). Đặt chúng vào đúng các ô tương ứng từ 1 đến 7 trên bản đồ. Những cái nào không dùng đến thì để lại vào hộp.
C. Rút nơi xuất phát: Một người đại diện rút 1 lá từ chồng bài địa danh. Xem tên địa danh và để vào phần “Bỏ bài”. Tìm vị trí địa danh trên bản đồ, lật vùng đất ở đó lên. Tất cả người chơi đặt hình người chơi của mình lên đấy.
D. Ví dụ: Rút lá bài Cà Mau, lật vùng đất Cà Mau lên, thấy đấy là vựa lúa. Đặt tất cả các hình người chơi của mình tại Cà Mau.
Mỗi người chơi để cạnh mình:
Đây là trò chơi theo lượt cho 2-4 người. Các bạn có thể quyết định người đi đầu tiên là người gần đây nhất được đi du lịch. Chơi theo vòng kim đồng hồ. Mỗi người chơi sẽ thực hiện đúng thứ tự:
HÀNH ĐỘNG -> THU HOẠCH -> ĐẶT KẺ CƯỚP
A. HÀNH ĐỘNG
Xây làng và hành quân bao nhiêu lần cũng được, miễn là có đủ tài nguyên để trả. Bạn cũng có thể đứng đấy không làm gì.
a. Xây làng
b. Hành quân
B. THU HOẠCH
Lấy 1 tài nguyên tương ứng với mỗi làng đã xây của bạn mà không bị kẻ cướp chiếm.
Lấy thêm 1 tài nguyên ở vùng đất mà bạn đang đứng.
C. ĐẶT KẺ CƯỚP
Rút 1 lá bài từ bộ bài địa danh.
Xúc xắc:
Nếu cướp rơi vào nơi có người chơi thì người chơi đấy phải dùng sắt để đánh cướp ngay lập tức. Nếu không đánh được hết kẻ cướp, tất cả ngừng cuộc chơi.
D. TRAO ĐỔI
Không cần chờ đến lượt, bất cứ lúc nào người chơi cũng có thể:
a. Đổi với chợ đen: Đổi 3 tài nguyên giống nhau để lấy 1 tài nguyên bất kỳ. Ví dụ: Đổi 3 Gỗ lấy 1 Sắt hoặc đổi 3 Lúa lấy 1 Sắt.
b. Viện trợ người chơi khác: Các người chơi có thể chia sẻ tài nguyên không giới hạn. Ví dụ: người chơi A thiếu gỗ để xây làng, B cho A gỗ để xây. Nếu cần B cũng có thể đổi chợ Đen và cho A ngay trong lượt của A.
A. THUA
B. THẮNG
Khi nào tất cả 26 hình vùng đất được lật lên hết thì các bạn đã chiến thắng. Chúc mừng bạn đã khám phá khắp mọi nẻo đường của Việt Nam.
C. ĐẠI THẮNG
Sau khi lật hết 26 địa danh của Việt Nam, các bạn có thể tiếp tục chơi tiếp. Bạn thắng to khi bạn dẹp hết kẻ cướp trước khi hết bài. Cuối mỗi lượt, thay vì rút bài để đặt kẻ cướp, bạn rút 1 bài xem địa danh đó có tài nguyên gì và được thưởng 1 tài nguyên đó.
Bạn có muốn vận não nhiều hơn không? Hãy thử sức với các thay đổi sau:
a. Chiến lợi phẩm
Xúc xắc mỗi khi diệt 1 kẻ cướp. Nếu trùng với tài nguyên trên mảnh đất của kẻ cướp thì được thưởng 1 tài nguyên đó.
b. Rút 2 lá để đặt kẻ cướp
Mỗi lượt chơi bạn phải rút 2 lá.
Mỗi lá bài đặt đúng 1 kẻ cướp (không cần xúc xắc)
Sau khi lật hết 26 địa danh thì mỗi lượt chỉ cần rút bài mà không đặt kẻ cướp. Không được thưởng như luật trên.
c. Nộp tài nguyên
Khi kẻ cướp rơi vào người chơi:
d. Điều kiện kết thúc
Đi hết 26 mảnh đất và diệt hết kẻ cướp. Mỗi khi rút hết bài, người chơi lấy bộ bài bỏ bên phần “Bỏ bài” tráo, úp lại và rút tiếp. Nếu hết bài lần thứ 3 mà vẫn chưa đi hết thì thua.
e. Trấn lột khi bị chia cắt
Nếu có đường nối giữa người chơi mà không vướng kẻ cướp nào thì hai người đó có thể viện trợ tài nguyên thoải mái.
Nếu các đường giữa hai người đều vướng kẻ cướp thì số hàng viện trợ sẽ bị trấn lột 1 nửa. (làm tròn xuống để nhận lại)
Làng có bao giờ bị mất không?
Không, sau khi bị kẻ cướp chiếm giữ, làng chỉ tạm thời dừng sản xuất cho bạn. Nếu bạn quay lại để diệt kẻ cướp thì sẽ giành lại được làng.
Đánh cướp xong có thể xây làng được không?
Được, nếu bạn có đủ tài nguyên.
Ai nghĩ ra trò này thế?
Đồng hành được nghĩ ra và thiết kế từ đầu chí cuối bởi nhóm Quả Na: Nguyễn Đặng Việt Anh, Trần Thu Phương và Dương Việt Khánh. Trò hoàn thành được là nhờ Nam Dương, Phương Anh, Sơn Hạnh, Quỳnh Connie, Tuệ, Ngọc, Ken, Kyla, Tiên, David, John, Jarryd và nhiều người chơi khác chơi thử và giúp đỡ.
Nguồn: Na Board Game
POKER - ÔNG HOÀNG CASINO Cùng Học viện Board Game tìm hiểu cách chơi Poker chi tiết và chính xác...
Hãy đầu tư ngay khi có thể, hãy mua đất, xây nhà, khách sạn và trở thành tỉ phú!
Thể loại: Chiến thuật, Số người chơi: 2-4 người Thời gian chơi trung bình: 60 phút Board game rank:
Một board game sở hữu khá nhiều các phiên bản được cái tiến, bổ sung các tuyến nhân vật giúp...
HÓA THÂN CHIẾN BINH LỚP HỌC MẬT NGỮ THU PHỤC SIÊU THÚ NGÂN HÀ Do bản tính nghịch ngợm hiếu...